Xa xưa ở ĐBSCL không có đê chống lũ. Mỗi lần lũ về là ĐBSCL chẳng những được phù sa bồi đắp, đất được rửa phèn, sông rạch nhiều tôm nhiều cá mà chuột bọ rắn rít chết sạch. Nghĩa là nông dân Miền Nam không dùng phân bón, không thuốc trừ sâu, không cần nhổ cỏ mà chỉ cần xạ thóc lúa vẫn tốt tươi, năng suất cao.
Mặc dù có những trận lũ lụt lịch sử kéo dài và dâng cao gây thiệt hại về người và ngập úng nhưng lũ ở ĐBSCL vẫn được xem là người bạn đồng hành với nông nghiệp Miền Nam.
Với công nghệ sinh học tiến bộ, thời gian trồng lúa đã rút ngắn. Trước chỉ một vụ, sau này tăng lên 2 và bây giờ là 3 vụ : Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Vụ Thu Đông nhằm vào mùa lũ nên để trồng lúa được người ta phải đắp đê để ngăn nước vào đồng ruộng. ĐBSCL đã có đê từ khi có 3 mùa vụ (?).

Theo nhà khoa học Nguyễn Hữu Thiện, việc xây dựng rất nhiều đê bao khép kín trong những năm qua để sản xuất lúa Thu Đông đã làm đồng ruộng không chứa được nước nữa. Hậu quả là vào mùa khô, đất không có nước ngầm để bổ sung cho sông Tiền, sông Hậu như quy luật trước đây, và do đó, không thể đẩy mặn trong mùa khô.
Đất bạc màu vì không còn phù sa bồi bổ, nước biển xâm nhập sâu vào nội đồng vì mất rừng xây các đập thuỷ điện ở thượng nguồn nên có lẽ vì vậy gần đây có bài báo đặt tựa để “nguy cơ tan rã ĐBSCL” ?
PQT
25.06.2016
25.06.2016