Số là tôi cần thợ sửa lót lại gạch bông do thời tiết nóng nên bị rộp, bung khỏi nền nhà và tôi đã gặp một “ông thầu”.
Gọi thầu cho oách chứ công trình nhỏ xíu chỉ cần 2 thợ là được. Nhưng vẫn phải gọi là “thầu” vì tất cả mọi việc chỉ cần làm việc với một “ông” này là đủ thay vì phải tự chạy vật tư, phải phân công thợ. Và phải gọi là “thầu” vì ngày đầu tiên gặp nhau bàn bạc, “ông” ăn mặc rất lịch lãm, chân giày tây, mặc sơ mi bỏ quần và nhất là cặp mắt kính trên gương mặt khó nghĩ đó là một người thợ.
Vì nghĩ như thế nên tôi chẳng kêu tên, cái gì cũng gọi “ông thầu”.
Việc sửa chữa xong, hoàn toàn đúng ý tôi. Tất cả những gì tôi dặn dò được thực hiện không sót thứ gì. Chẳng những thế nơi sửa chữa được dọn dẹp, làm vệ sinh khó phàn nàn được. Tôi thầm khen một người như thế thuộc loại chu đáo không như khi vô quán ăn kêu món gì đó cứ lộn tùng phèo. Trong lúc nghiệm thu tôi “gây khó dễ” bằng cách “tại sao” cái này, cái kia được “ông thầu” giải thích cặn kẽ “phải như thế” và kèm theo cam đoan “sau này có gì chú cứ kêu con”.
Nhưng chỉ vài ngày sau, có một cuộc gọi điện thoại xuất hiện tên “ông thầu”. Thầm nghĩ tiền bạc đã trả, có cả tiền “bo” nữa thì còn việc gì nữa đây.
- Có việc gì không, cháu ?
- Chú ra nhận hàng dùm cháu.
- Hàng gì ? Có phải cháu là “ông thầu” không ?
- Chú ra nhận hàng mua trên mạng dùm cháu.
Không nhận được câu trả lời có phải là “ông thầu” hay không tôi bèn nhìn ra cửa thì rõ ràng đó là “ông thầu”. Nhưng hôm nay “ông” không mặc sơ mi bỏ quần mà mặc bộ áo của một shipper đi giao hàng. Không biết do ngoài trời nắng gắt hoặc do bộ áo màu nóng nên trông “ông thầu” hôm nay đen hơn hôm tôi gặp. Vì đoán “ông thầu” ngại ngùng lần tái ngộ này nên tôi nhờ người nhà nhận hàng dùm.
Chúng tôi đã làm việc với nhau nên tôi tin rằng, dù trách nhiệm một “ông thầu” hay trong vai một shipper, con người này có phẩm chất riêng. Dù bên ngoài là áo sơ mi bỏ quần hay áo thợ, “ông thầu” không đánh mất hình ảnh con người bên trong của mình. Cho nên lần sau cần sửa chữa, tôi vẫn muốn làm việc với “ông thầu”.
PQT
6/2019
Gọi thầu cho oách chứ công trình nhỏ xíu chỉ cần 2 thợ là được. Nhưng vẫn phải gọi là “thầu” vì tất cả mọi việc chỉ cần làm việc với một “ông” này là đủ thay vì phải tự chạy vật tư, phải phân công thợ. Và phải gọi là “thầu” vì ngày đầu tiên gặp nhau bàn bạc, “ông” ăn mặc rất lịch lãm, chân giày tây, mặc sơ mi bỏ quần và nhất là cặp mắt kính trên gương mặt khó nghĩ đó là một người thợ.
Vì nghĩ như thế nên tôi chẳng kêu tên, cái gì cũng gọi “ông thầu”.
Việc sửa chữa xong, hoàn toàn đúng ý tôi. Tất cả những gì tôi dặn dò được thực hiện không sót thứ gì. Chẳng những thế nơi sửa chữa được dọn dẹp, làm vệ sinh khó phàn nàn được. Tôi thầm khen một người như thế thuộc loại chu đáo không như khi vô quán ăn kêu món gì đó cứ lộn tùng phèo. Trong lúc nghiệm thu tôi “gây khó dễ” bằng cách “tại sao” cái này, cái kia được “ông thầu” giải thích cặn kẽ “phải như thế” và kèm theo cam đoan “sau này có gì chú cứ kêu con”.
Nhưng chỉ vài ngày sau, có một cuộc gọi điện thoại xuất hiện tên “ông thầu”. Thầm nghĩ tiền bạc đã trả, có cả tiền “bo” nữa thì còn việc gì nữa đây.
- Có việc gì không, cháu ?
- Chú ra nhận hàng dùm cháu.
- Hàng gì ? Có phải cháu là “ông thầu” không ?
- Chú ra nhận hàng mua trên mạng dùm cháu.
Không nhận được câu trả lời có phải là “ông thầu” hay không tôi bèn nhìn ra cửa thì rõ ràng đó là “ông thầu”. Nhưng hôm nay “ông” không mặc sơ mi bỏ quần mà mặc bộ áo của một shipper đi giao hàng. Không biết do ngoài trời nắng gắt hoặc do bộ áo màu nóng nên trông “ông thầu” hôm nay đen hơn hôm tôi gặp. Vì đoán “ông thầu” ngại ngùng lần tái ngộ này nên tôi nhờ người nhà nhận hàng dùm.
Chúng tôi đã làm việc với nhau nên tôi tin rằng, dù trách nhiệm một “ông thầu” hay trong vai một shipper, con người này có phẩm chất riêng. Dù bên ngoài là áo sơ mi bỏ quần hay áo thợ, “ông thầu” không đánh mất hình ảnh con người bên trong của mình. Cho nên lần sau cần sửa chữa, tôi vẫn muốn làm việc với “ông thầu”.
PQT
6/2019